7 TÌNH HUỐNG SƠ CỨU KHẨN CẤP NÊN BIẾT

7 TÌNH HUỐNG SƠ CỨU KHẨN CẤP NÊN BIẾT

Trong cuộc sống sẽ luôn có nhiều điều bất ngờ xảy ra xung quanh chúng ta, có cả niềm vui và những việc không mong muốn. Vậy nên việc chuân bị sẵn sàng để ứng phó với những tình huống khó khăn sẽ giúp bạn chủ động và giảm thiểu tối đa những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 trường hợp phổ biến sau:

1. Sơ cứu khi bị bỏng

Bỏng có rất nhiều cấp độ và nhiều loại bỏng như: Bỏng lạnh, Bỏng lửa, Bỏng do hóa chất, do điện hoặc sét…Mỗi loại có mối cách sơ cứu khác nhau nên chúng ta cần trang bị những kiến thức này thật tốt để có thể bảo vệ bản  thân và gia đình.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị bỏng

Sơ cứu khi bị bỏng

2. Sơ cứu khi bị hóc dị vật

Hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, dị vật thường có nguồn gốc từ thức ăn như các loại hạt (bí, hướng dương, trân châu…), xương ( thịt, cá…) và đồ chơi nhỏ. Ngoài ra, thói quen ăn uống như vừa ăn vừa chơi, khóc cũng dẫn đến sặc, gây hóc cho trẻ. Việc xử lý khi bị hóc dị vật không quá khó nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ. Thậm chí, việc sơ cứu sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế ngoài việc lưu ý và dặn dò trẻ ra thì việc phụ huynh trang bị những kiến thức sơ cứu đúng cách cũng hết sức quan trọng.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị hóc dị vật

Sơ cứu khi bị nghẹn, hóc dị vật

3. Sơ cứu khi bị ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm, hóa chất, ngộ độc thuốc, ngộ độc rượu hay bất kỳ dạng ngộ độc nào khác đều có nguy cơ gây tổn thương các cơ quan và thậm chí khiến nạn nhân tử vong. Triệu chứng và diễn biến có thể rất nhanh, nếu không được trang bị kiến thức cần thiết để xử lý sẽ rất dễ hoang mang, xử lý sai lầm dẫn tới chậm trễ và khó khăn trong việc điều trị sau này.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị ngộ độc

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm

4. Sơ cứu khi bị rắn cắn

Rắn thường không chủ động tấn công con người, rắn chỉ cắn khi cảm thấy bị đe doạ hoặc bị quấy rầy. Vì vậy, khi gặp rắn bạn hãy từ từ lùi lại bỏ đi để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu chẳng may bị rắn cắn phải thì những kiến thức để sơ cứu này sẽ rất hữu ích với bạn.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị rắn cắn

Sơ cứu rắn cắn

5. Sơ cứu khi bị đuối nước

Vào mùa hè, việc đi bơi là hoạt động thể thao vừa nâng cao sức khỏe, vừa giải tỏa cơn nóng bức của thời tiết. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có nhưng nguy hiểm nhất định, vì vậy bạn cũng nên trang bị những kiến thức cần thiết để đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị đuối nước

Sơ cứu khi bị ngợp nước

6. Sơ cứu bị điện giật

Sơ cứu người bị điện giật là một việc quan trọng và cấp thiết. Bởi nếu được sơ cứu nhanh và đúng cách, khả năng cứu sống người bị nạn là 98%. Ngược lại, sau 5 phút bị điện giật mà không được sơ cứu kịp thời, khả năng cứu sống chỉ còn 25%. Thậm chí, người bị nạn có thể bị tử vong.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị điện giật

Sơ cứu khi bị điện giật

7. Sơ cứu khi bị đột quỵ

Đột quỵ não là bệnh nguy hiểm, có thể để lại di chứng và nguy cơ gây tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, việc phòng ngừa từ sớm giúp hạn chế hậu quả của bệnh.

Chi tiết: Sơ cứu khi bị đột quỵ

Sơ cứu khi bị đột quỵ

Cuộc sống an toàn – Tổng hợp

CHÚC BẠN NHIỀU NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC!!!