Sơ cứu người bị điện giật là một việc quan trọng và cấp thiết. Bởi nếu được sơ cứu nhanh và đúng cách, khả năng cứu sống người bị nạn là 98%. Ngược lại, sau 5 phút bị điện giật mà không được sơ cứu kịp thời, khả năng cứu sống chỉ còn 25%. Thậm chí, người bị nạn có thể bị tử vong.
1. NGẮT NGUỒN ĐIỆN
Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Hãy quan sát xung quanh để xác định nguồn điện ở đâu và tìm cách ngắt ngay nguồn điện.
- Ngắt cầu dao điện, rút chui điện.
- Dùng vật cách điện như cây khô, nhựa mũ… tách dòng điện ra khỏi nạn nhân
Nếu nạn nhân bị điện giật trên cao thì chuẩn bị đồ để đón nạn nhân rơi xuống. Trong trường hợp mất an toàn điện, phải khẩn cấp báo điện lực xử lý .
Tuyệt đối không dùng tay, chân hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể để chạm vào người bị điện giật khi chưa ngắt nguồn điện
2. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Sau khi ngắt nguồn điện hoặc tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện, tùy vào tình huống nạn nhân mà chúng ta có cách xử lý sơ cứu người bị điện giật theo những bước thích hợp sau:
2.1 Nạn nhân tắc thở
Đặt nạn nhân nằm ngửa ,chỗ khô ráo thoáng khí, sau đó nới rộng quần áo, dây thắt lưng, tiến hành lấy đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra và hồi sức tim phổi cho nạn nhân như sau:
- Đặt lòng bàn tay vào 1/3 dưới xương ức, tay thẳng góc với xương ức, nhồi tim tần số 60 đến 100 lần/phút, không được ngừng ép tim quá 10 giây
- Nhấn độ sâu khoảng 4 đến 6 cm
- Sau 10 lần ép tim, thổi sâu mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần
- Cấp cứu như thế liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu chuyên sâu như sốc điện, thuốc, máy kích tạo nhịp tim…
2.2 Trường hợp nạn nhân tỉnh, da niêm hồng, mạch rõ
- Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.
- Giữ ấm cho nạn nhân
- Trường hợp nạn nhân còn thở và bị bỏng nhẹ thì có thể rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước mát. Nếu bị chảy máu thì cầm máu bằng miếng gạc (hoặc vải) sạch.
- Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng ở xương,cột sống hay đốt sống cổ thì cần cố định vết thương và chuyển họ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh bị liệt về sau.
2.3 Trường hợp nạn nhân mất tri giác
- Da niêm hồng, mạch rõ, tự thở tốt
Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.
- Nạn nhân thở yếu, thở hước, da niêm nhợt, mạch không bắt được
Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.
3. CÁC TỔN THƯƠNG CÓ THỂ GÂY RA KHI BỊ ĐIỆN GIẬT
a) Ngưng tim phổi: Có thể có ngừng tim đột ngột (thường do dòng điện một chiều hoặc sét đánh) hoặc rung thất (thường do dòng điện xoay chiều) trước khi nhập viện. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xẩy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác. Bệnh nhân có thể ngừng thở trước rồi ngưng tim sau.
b) Bỏng: Tổn thương do cơ thể là một phần của dòng điện, làm các mô sâu bị đốt nóng gây bỏng, tổn thương da chỉ có vết thương vào – vết thương ra dễ làm chúng ta đánh giá thấp mức độ tổn thương. Vết bỏng không đau, không chảy máu, không chảy nước, không làm mủ. Bỏng đôi khi do tia lửa điện phóng làm cháy da, cháy quần áo
c) Gãy xương: xương có thể bị gẫy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do co cứng cơ.
– Choáng giảm thể tích: do tăng tính thấm thành mạch, tổn thương tế bào.
– Phù não gây tăng áp lực nội sọ.
– Chèn ép khoang: do hoại tử và phù nề mô, nhất là tứ chi.
– Suy thận cấp: Do hoại tử cơ. Vài giờ sau khi bị điện giật, bệnh nhân đã tỉnh bỗng nhiên đái ra nước tiểu đỏ sẩm và sau đó vô niệu. Xét nghiệm máu, nước tiểu có thể có Myoglobin, là chất có thể làm tắc ống thận gây suy thận cấp.
– Tim: ngoại tâm thu nhĩ và thất, loạn nhịp hoàn toàn, đau thắt ngực.
– Tâm thần kinh: liệt nửa người, hội chứng ngoại tháp, bệnh thần kinh ngoại biên: (liệt, đau, tê da), rối loạn điện não.
Vì vậy khi nạn nhân bị điện giật cần được chăm sóc y tế khẩn cấp và theo dõi, ngay cả khi người đó có vẻ hoàn toàn ổn.
4. MỘT VÀI LƯU Ý KHI SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Ngoài các bước sơ cứu nói trên, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho cả bản thân lẫn nạn nhân:
- Khi nhìn thấy người bị điện giật, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng. Bởi sự mất bình tĩnh trong lúc này có thể dẫn đến hành động sai, không chỉ đe dọa tính mạng nạn nhân mà còn nguy hiểm cho bản thân.
- Người sơ cứu nên mang đồ bảo hộ: găng tay cao su, quấn bằng nylon, vải khô, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện.
- Không chạm vào người nạn nhân khi chưa tắt nguồn điện. Không dùng vật truyền dẫn điện, chẳng hạn như thanh kim loại để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Bởi những việc này có thể khiến bạn bị điện giật.
- Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt họ ở tư thế phục hồi một cách cẩn thận, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không để họ ngã hoặc va chạm vào những vật cứng. Bởi không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các tổn thương càng thêm nghiêm trọng. Cũng không nên tập trung đông người vì có thể khiến họ cảm thấy khó thở.
- Nếu nạn nhân bị giật điện trên cao, nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Để thuận lợi và an toàn, có thể nhờ sự hỗ trợ của công ty điện lực.
- Tuyệt đối không thoa dầu, cạo gió hay đổ nước vào người nạn nhân. Chỉ cần giữ ấm cho nạn nhân là được.
- Chỉ sơ cứu người bị điện giật bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực khi họ bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở. Nếu họ còn thở thì không thực hiện các kỹ thuật này.
- Đối với hô hấp nhân tạo, thực hiện 20 lần/phút. Có thể thổi hơi vào miệng hoặc mũi nạn nhân đều được. Đối với ép tim ngoài lồng ngực, thực hiện 100 lần/phút. Nạn nhân càng trẻ tuổi thì càng thực hiện nhanh và nhiều.
- Để nạn nhân nhanh tỉnh, có thể kết hợp song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Cứ 5 lần ép tim thì thực hiện 1 lần thổi hơi. Kết hợp đến khi nào nạn nhân tỉnh lại thì dừng và đưa đến viện.
- Quá trình sơ cứu tại chỗ, nên gọi thêm xe cứu thương. Và ngay sau khi xe cứu thương đến thì hãy để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân vào viện nhanh chóng. Kể cả khi nạn nhân tỉnh táo.
5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐIỆN GIẬT
– Nâng cao ý thức. kiến thức bản về cách phòng tránh điện giật.
– Tôn trọng hành lang an toàn điện.
– Tuân thủ quy định về bảo hộ lao động khi sửa chữa, tiếp xúc với nguồn điện.
– Cập nhật và thực hành thành thục cách sơ cứu- cấp cứu khi bị điện giật.
– Bảo vệ trẻ em trước nguồn điện bằng các biện pháp thích hợp
– Nắm được các biển báo cảnh báo phù hợp tại các vị trí có nguồn điện dễ xảy ra điện giật.
– Thường xuyên kiểm tra, kiểm định và thay thế các thiết bị điện đề phòng rò điện: như đường dây quá cũ, bị đứt, rách vỏ bảo vệ, thiết bị điện trong nhà như nồi cơm, ấm đun nước, máy giặt.
Cuộc sống an toàn – Tổng hợp
Cấp cứu – sơ cứu kỹ năng Sinh tồn Sức khỏe xanh Thực phẩm xanh